CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ ĐUỐI NƯỚC

Bài viết dưới đây trình bày cách sơ cứu khi bị đuối nước, vô cùng hữu ích để bảo vệ người thân, gia đình và những người xung quanh bạn.
Bước 1: Bằng mọi cách đưa trẻ ra khỏi mặt nước một cách thật nhanh chóng
Bước 2: Để trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, tốt nhất ở nơi thoáng khí và khô ráo.
Bước 3: Hãy quan sát lồng ngực của trẻ xem có di động không để biết trẻ còn thở hay không?

+ Nếu thấy trẻ bất tỉnh

-Ngay lập tức thực hiện động tác hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) nếu thấy lồng ngực không di động.Thực hiện thổi ngạt 2 lần. Sau đó tìm cách bắt mạch hoặc áp tai vào ngực bên trái để kiểm tra xem tim còn có tiếng đập nữa không
Nếu thấy hiện tượng tim trẻ ngừng đập thì lập tức gọi xe cấp cứu đến cơ sở y tế gần nhất, đồng thời tiếp tục hô hấp nhân tạo kèm thêm động tác ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ xương ức phía bên trái) theo tỷ lể 15/2 (tức là ép tim ngoài lồng ngực 15 rồi mới thổi ngạt 2 cái)
- Đối với trẻ vẫn còn khả năng tự thở, chỉ cần để trẻ nằm nghiêng về một phía và giữ trẻ được ấm bằng cách cởi bỏ quần áo và choàng khăn rồi đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Chúng ta vừa đi qua các kiến thức cơ bản về an toàn, các thao tác xử lý khi gặp nguy hiểm, còn khi ta đưa trẻ ra bể bơi thì cần chuẩn bị những gì trước khi bơi, quan sát điều gì trong khi bơi và khi bơi xong cần làm điều gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé:
-Trước khi xuống bể:
Khi ra bể bơi cần chỉ cho con cách quan sát các ký hiệu và chỉ dẫn để biết chỗ nào là nông chỗ nào là sâu, hay các đường bơi trong bể. Cần chú ý tránh trơn trượt khi đi trên bể, xuống bể bằng cách men theo thành bể hoặc đi từ từ xuống bậc cầu thang. Có những bể ghi cấm nhẩy thì tuyệt đối không nhảy từ trên cao xuống bể.
- Khởi động thật kỹ trước khi xuống bể để tránh tình trạng chuột rút, bong gân hoặc đau cơ sau khi. Hoạt động đó giúp nóng cơ, trơn tru các khớp và kéo dài thời gian vận động
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết khi đến bể bơi như quần áo bơi, mũ bơi, kính, phao bơi, khăn tắm, dầu gội, xà bông tắm, quần áo khô để thay, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng,......
+ Trong khi bơi
- Không nên để trẻ ngụp lặn quá lâu dưới nước, bởi trẻ có thể bị nhiễm lạnh và nước trong bể có hóa chất nên ngâm lâu dưới nước có thể làm ảnh hưởng đến da của trẻ. Mùa hè không để trẻ ngâm nước quá 30 phút, vào thời điểm cuối mùa hè, đầu mua thu thì chỉ nên dao động trong khoảng thời 15 đến 20 phút vì thời tiết đã chuyển lạnh rồi.
- Trong quá trình bơi bạn luôn quan sát trẻ, để trong bất kì tình huống gì xảy ra với trẻ bạn đều có thể xử lý kịp thời.
Bạn nhắc trẻ không nên bơi một mình khi không có người hướng dẫn và cần phải đeo kính bơi để bảo vệ mắt, đội mũ bịt tai để tránh nước vào tóc và tai, tránh tối đa để phải uống nước bể bơi.

-Sau khi bơi.
Cơ thể trẻ đã ngâm nước trong một thời gian sẽ cảm thấy lạnh khi lên bờ vì trên bờ đôi khi có vài cơn gió nữa. Vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn khăn choàng cho bé ngay khi lên khỏi mật nước
- Và thực sự là nước ở bể bơi chứa rất nhiều hóa chất sẽ không tốt cho da cũng như mái tóc của bé. Vì vậy ngay sau khi lên bờ, bố mẹ nên cho trẻ đi tắm gội sạch sẽ kèm theo vệ sinh tai mắt mũi.
- Bạn có thể chuẩn bị sẵn lọ nước muối natri clorid 0.9% hoặc argyrol 1-2% nhỏ mắt cho bé sau đó nhỏ vào hai lỗi mũi và nhắc trẻ xì mũi thật sạch. Bạn hãy hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách nhé.
Là lấy tay bịt một mũi lại rồi xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗi mũi để xì vì như vậy sẽ gây ù tai.
- Nếu chẳng may nước vào tai trẻ, bạn chỉ cho bé cách nghiêng đầu sang một bên lấy tay day day ở tai rồi nhảy vài lần và tiếp tục với tai còn lại.
- Thao tác cuối cùng là lấy tăm bông lau sạch ống tai và vành tai
 
 
 Kết quả hình ảnh cho Các cách sÆ¡ cứu khi bị đuối nước hình ảnh
 
Hình ảnh có liên quan
                  
Trên đây là các quy tắc an toàn cơ bản cho trẻ khi đi bơi bạn cần nắm chắc để bảo vệ bé yêu khỏi những rủi ro trong quá trình bơi lội nhé.Chúc bạn và bé có những giây phút vui vẻ bên nhau.
Nguồn:medauroi.com